
Khi nhắc đến socket CPU, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những 1151, 2066, AM4,…. Nhưng, nhiều người cũng không để ý có những loại socket nào. Và hôm nay, hãy cùng Vũ i tờ’s blog đi tìm hiểu socket CPU là gì? Và có những loại socket nào?
Bài phổ biến xem nhiều:
- Dùng Mail Merge trong Outlook 2016 gửi mail hàng loạt
- Cách copy ảnh từ photo sang usb trên macbook
- Hướng dẫn tối ưu SEO onpage cho bài viết wordpress 2020
- Top 15 cây cảnh đẹp tuyệt vời trên thế giới
- Sửa lỗi Full Disk 100% trên Windows 10

Định nghĩa Socket CPU
Socket CPU là một loại khe (đế, slot gì tùy mọi người gọi) để lắp vi xử lý trung tâm (CPU). Mỗi dòng CPU sẽ có một loại socket khác nhau. Một socket thường được cấu tạo bởi 1 hoặc nhiều chi tiết cơ học.
Những chi tiết đó có tác dụng kết nối CPU với bảng mạch (mainboard) thông qua kết nối cơ học và điện. Điều này cho phép bạn có thể thay thế CPU dễ dàng mà không cần phải rã mối hàn trên bo mạch.
Một số loại socket có sử dụng ngàm giữ. Điều đó buộc người dùng phải tác động một lực đều đặn để nó kích hoạt ngàm giữ.
Đối với một số loại socket hiện nay có nhiều chân pin, khi lắp, bạn không cần tác động lực. Việc giữ CPU ở nguyên trong socket sẽ được thực hiện bởi các cơ chế giữ (retention mechanism).
Điều này sẽ cho ra lực giữ tốt hơn cơ chế ngàm giữ trước đây mà không sợ làm cong chân.
Các loại socket CPU
Có 2 loại socket chính mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu:
Land Grid Array (LGA)

Tổng quan
Loại socket LGA (Viết tắt của Land Grid Array) là một loại socket cho CPU được thiết kế theo kiểu các chân pin được đặt ngay trong socket, thay vì được đặt trên CPU. và các CPU sử dụng kiểu LGA có thể sử dụng cả kiểu lắp socket và kiểu hàn chết lên bo mạch chủ. Và LGA có thể hỗ trợ nhiều chân pin hơn.
Từ đó, suy ra ta sẽ có nhiều chân pin hơn, cho phép việc cấp nguồn cho CPU tốt hơn.
Kiểu socket này được dùng đầu tiên vào năm 1996 với các CPU MIPS R10000 và HP PA-8000. Nhưng kiểu socket này không được ưa chuộng cho tới khi Intel bắt đầu áp dụng nó trên thế hệ Pentium 4 vào năm 2004. Và từ Q1/2006, mảng server với đại diện là dòng Xeon cũng chuyển sang kiểu socket LGA.
Từ đó tới nay, hầu hết các CPU của Intel đều sử dụng kiểu socket này.
AMd cũng giới thiệu dòng CPU đầu tiên sử dụng kiểu LGA vào Q2/2006 với tên gọi Opteron dành cho mảng Server. Họ vẫn sử dụng loại PGA cho các dòng CPU desktop bình thường. Và tới 10/8/2017, AMD mới giới thiệu TR4 – socket kiểu LGA đầu tiên dành cho phân khúc consumer sau chừng ấy năm.
Danh sách các socket dạng LGA
Trong các danh sách dưới đây, mình chỉ đề cập tới các loại socket phổ biến. Tương tự, ở phần chipset tương thích thì chỉ nêu các loại chipset thông dụng.
Intel
Tên Socket | Dòng CPU tương thích | Chipset tương thích | Phân khúc |
LGA 775 | Celeron DPentium 4Pentium DPentium XECore 2 DuoCore 2 QuadCore 2 ExtremeXeon 3xxx/E3xxx/X3xxx series | 945, 955, G31, G41, X35, X48… | Mainstream |
LGA 1156 | Intel Core thế hệ thứ 1 (Nehalem/Westmere)Pentium G69xxCeleron G1101Xeon X34xx/L34xx | H55, P55, H57, P57 | |
LGA 1155 | Intel Core thế hệ 2 (Sandy Bridge)Intel Core thế hệ thứ 3 (Ivy Bridge)Pentium G6xx/G8xx/G2xxxCeleron G4xx/G5xx/G16xxXeon E3/ E3 v2 | Sandy Bridge: H61, B65, H67, Z68Ivy Bridge: H71, B75, H77, Z77 | |
LGA 1150 | Intel Core thế hệ 4 (Haswell/Haswell Refresh)Intel Core thế hệ 5 (Broadwell)Pentium G3xxxCeleron G18xxXeon E3 v3 | H81, B85, H87, Z87, H97, Z97, C222, C224 | |
LGA 1151 | Intel Core thế hệ 6 (Skylake)Intel Core thế hệ 7 (Kaby Lake)Pentium G4xxxCeleron G39xxXeon E3 v5/E3 v6 | Skylake: H110, B150, H170, Z170,Kaby Lake: B250, H270, Z270Xeon: C232, C236 | |
Intel Core thế hệ 8 (Coffee Lake)Intel Core thế hệ 9 (Coffee Lake Refresh)Pentium Gold G5xxxCeleron G49xxXeon E-21xx/E-22xx | H310, B360/B365, H370, Z370, Z390, C242, C246 | ||
LGA 1200 | Intel Core thế hệ 10 (Comet Lake)Pentium Gold G6xxxCeleron G59xxXeon W-12xx | H410, B460, H470, W480, Z490 | |
LGA 771 | Xeon (Woodcrest, Wolfdale, Yorkfield, Clovertown, Harpertown)Core 2 Extreme QX9775 | 5000-series | HEDT/Server |
LGA 1366 | Intel Core i7-9xx Extreme (Gulftown)Xeon (35xx, 36xx, 55xx, 56xx series) | X58 | |
LGA 2011 | i7-3xxx Extreme (Sandy Bridge-E)i7-4xxx Extreme (Ivy Bridge-E)Xeon E5/ E5 v2 | i7: X79Xeon: C602, C604, C606, C608 | |
LGA 2011-3 | i7-5xxx Extreme (Haswell-E)i7-6xxx Extreme (Broadwell-E)Xeon E5 v3/ E5 v4 | i7: X99Xeon: C612 | |
LGA 2066 | i7/i9 7xxx/9xxx Extreme (Skylake-X) i9-10xxx Extreme (Cascade Lake-X)Xeon W-21xx/W-22xx | i7/i9: X299Xeon: C422 | |
LGA 3647 | Xeon Scalable (Skylake-SP, Cascade Lake-SP, Cascade Lake-AP, Cascade Lake-W)Xeon Phi 72xx (Knights Landing, Knights Mill) | C621 | Server/Workstation |
Lưu ý:
- CPU socket 771 có thể lắp được vào Socket 775, với 1 cái adapter và chỉnh sửa nhỏ ở socket
- Tuy cùng socket 1151, nhưng các CPU Skylake/Kaby Lake không tương thích với mainboard Coffee Lake và ngược lại. Mod BIOS có thể loại bỏ giới hạn này. Tuy nhiên, mình không khuyến khích các bạn thực hiện
- Bắt đầu từ thế hệ Socket 1151 (phổ thông) và Socket 2066 (HEDT/WS) trở đi, các CPU Xeon sẽ chỉ sử dụng được với main chipset riêng.
- CPU LGA2011 không tương thích với LGA2011-3 và ngược lại, cho dù cùng số chân pin.
AMD
Tên Socket | Dòng CPU tương thích | Số chân pin | Phân khúc |
Socket F | Opteron 2xxx/8xxxAthlon 64 FX | 1207 | Server |
C32 | Opteron 4000 series | ||
G34 | Opteron 6000 series | 1977 (Socket)/1947 (CPU) | |
SP3 | EPYC 7xxx | 4094 | |
TR4 | Threadripper 19xx/29xx | HEDT | |
sTRX4 | Threadripper 39xx |
Lưu ý:
- Mặc dù là một, nhưng CPU EPYC (Socket SP3) không hoạt động được trên main dành cho Threadripper (Socket TR4) và ngược lại
- Các CPU Threadripper 39xx (sTRX4, chipset TRX40) không chạy được trên main TR4 (chipset X399), mặc dù socket về đường kính vật lý là giống nhau.
Pin Grid Array (PGA)
Tổng quan

Nếu LGA là chân pin ở bên trong socket, thì PGA hoàn toàn ngược lại. Đối với PGA, chân pin sẽ nằm ở bên dưới CPU, và trên socket là các lỗ nhỏ để cắm các chân pin đó vào. Các chân pin thường được đặt cách nhau 1 khoảng bằng 2.54mm và có thể không bao phủ hết mặt dưới của 1 CPU.
Có một bất lợi đối với loại socket này, đó là nó không thể nhồi nhiều chân tiếp xúc như là LGA. Thêm nữa, bạn phải cực kì cẩn thận khi cầm các CPU dạng PGA. Vì chỉ cần sảy tay 1 phát thôi, là bạn sẽ phải trả giá.
CPU cho socket PGA cũng có nhiều loại, điển hình như:
- Plastic Pin Grid Array (PPGA)
- Flip-chip Pin Grid Array (FCPGA)
- Staggered Pin Grid Array (SPGA)
- Ceramic Pin Grid Array (CPGA)
- Organic Pin Grid Array (OPGA)
- Stud Grid Array (SGA)
- Reduced Pin Grid Array (rPGA)
Trong số đó, FCPGA vẫn được sử dụng phổ biến trên các CPU AMD và 1 số CPU laptop của Intel cho tới ngày nay. Trong đó, AMD là bên sử dụng nhiều nhất. Socket PGA mà AMD sử dụng được thiết kế với đặc tính không cần dùng lực nhấn (Zero Insertion Force – ZIF). Tức là, bạn chỉ cần căn lỗ và thả nhẹ nhàng CPU vào Socket là xong.
Danh sách các loại socket PGA
Cũng như LGA, mình sẽ chỉ đề cập tới các loại socket phổ biến. Tương tự, ở phần chipset tương thích thì chỉ nêu các loại chipset thông dụng.
Intel
Tên Socket | Dòng CPU tương thích | Số chân pin | Năm ra mắt |
Socket 3 | Intel 486 | 237 | 1991 |
Socket 5 | Intel Pentium P5Intel Pentium Overdrive/Overdrive MMXAMD K5IDT WinChip/WinChip-2/WinChip-2a | 320 | 1994 |
Socket 7 | Intel Pentium P5Intel Pentium MMXAMD K5/K6Cyrix 6×86 | 321 | |
Socket 8 | Intel Pentium ProIntel Pentium II Overdrive | 387 | 1995 |
Socket 370 | Intel Celeron thuộc các mã Mendocino/Coppermine/TualatinIntel Pentium III (Coppermine/Tualatin)VIA Cyrix III/C3 | 370 | 1999 |
Socket 423 | Pentium 4 | 423 | 2000 |
Socket 478 | CeleronCeleron DPentium 4Pentium 4 Extreme Edition | 478 | 2001 |
Socket 604 | Xeon MP 3.xxXeon 7000-series/7100-series | 604 | 2002 |
Socket M (mPGA478MT) | Core Solo T1xxxCore Duo T2xxxCore 2 Duo T5xxx/T7xxxCeleron MXeon Dual-Core (Sossaman) | 478 | 2006 |
Socket P (mPGA478MN) | Core 2 Duo T5xx0/T6xx0/T7xx0/T8x00/T9xx0/P7xx0/P8xx0/P9xx0Mobile Core 2 Quad Q9x00Mobile Core 2 Extreme X7x00/X9x00/QX9300Pentium Dual Core T23x0/T2410/T3x00/T4x00Celeron M | 2007 | |
Socket G1 (rPGA 988A) | Mobile Intel Core i3/i5/i7 thế hệ 1Pentium P6xxxCeleron P4xxx | 988 | 2008 |
Socket G2 (rPGA 988B) | Mobile Intel Core i3/i5/i7 thế hệ 2 và 3 | 988 | 2011 |
Socket G3 (rPGA 946B) | Mobile Intel Core i3/i5/i7 thế hệ 4 | 946 | 2013 |
Lưu ý:
- CPU của Socket 7 có thể lắp vào main Socket 5 nếu dùng Adapter hoặc bẻ chân CPU.
- Tương tự, CPU Socket 478 có thể lắp vào Main socket 423 nếu có Adapter
AMD
Tên Socket | Dòng CPU tương thích | Số chân pin | Năm ra mắt |
Socket 5 | Intel Pentium P5Intel Pentium Overdrive/Overdrive MMXAMD K5IDT WinChip/WinChip-2/WinChip-2a | 320 | 1994 |
Socket 7 | Intel Pentium P5Intel Pentium MMXAMD K5/K6Cyrix 6×86 | 321 | |
Super Socket 7 | AMD K6-2/K6-III/K6-2+/K6-III+Cyrix MIIIDT WinChip 2Rise mP6 | 1998 | |
Socket A | Athlon/Athlon XP/Athlon MPDuronSempronGeode NX | 462 | 2000 |
Socket 563 | Athlon XP-M | 563 | 2002 |
Socket 754 | Athlon 64 (2800+ -> 3700+)Sempron (2500+ – 3400+)Turion 64 ML/MTMobile Athlon 64 | 754 | 2003 |
Socket 940 | Athlon 64 FXOpteron 100/200/800-series | 940 | |
Socket 939 | Athlon 64Athlon 64 FXAthlon 64 X2Opteron 100-seriesSempron (Stepping E3 hoặc E6) | 939 | 2004 |
AM2 | Athlon 64Athlon 64 FXAthlon 64 x2Opteron 1200-series | 940 | 2006 |
AM2+ | Athlon 64Athlon 64 X2Athlon IIPhenomPhenom IIOpteron 1300-series (Budapest) | 2007 | |
AM3 | Athlon IIPhenom IISempronOpteron 1380-series | 941 | 2009 |
FM1 | A-series APU (Llano) | 905 | 2011 |
AM3+ | Athlon IIPhenom IIFX (Vishera, Zambezi)Opteron 3000 series | 942 | |
FM2 | 2nd Gen A-series APU (Trinity, Richland) | 904 | 2012 |
FM2+ | 3rd Gen A-series APU (Kaveri, Godavari) | 906 | 2014 |
AM4 | Ryzen 1000/2000/3000-seriesRyzen 2000/3000-series with Radeon RX Vega GraphicsAthlon 200-seriesAthlon 3000GAthlon X4 9xxA-Series APU (Bristol Ridge) | 1331 | 2017 |
Lưu ý:
- Super Socket 7 tương thích ngược với các CPU Socket 5 và Socket 7
- CPU Socket AM2 tương thích với main AM2+ và ngược lại, CPU AM2+ tương thích với main AM2
- CPU AM3 tương thích với main AM2/AM2+ thông qua update BIOS. Nhưng CPU AM2/AM2+ không tương thích với main AM3.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu Socket CPU là gì và có những loại socket nào. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trong quá trình chọn mua linh kiện máy tính cho dàn máy của mình.
LỜI KẾT
[Sống vui mỗi ngày] là tổng hợp những kiến thức vui, thú vị và bổ ích trong cuộc sống đúng như phương châm của blog - "Kiến thức là để sẻ chia". Nếu bạn có thắc mắc hoặc ý kiến đóng ghóp cho bài viết đừng ngại đặt câu hỏi cho Vũ i Tờ ‘s Blog bằng cách để lại comment bên dưới nha. Cám ơn các bạn rất nhiều !!!
Bài cùng chuyên mục:
- Khe cắm PCI LÀ GÌ? PCI KHÁC GÌ VỚI PCIE? Thông số card màn hình trên Mainboard
- Cách đổi màu bàn phím cơ Dareu đơn giản 2021
- Học đầu tư chứng khoán ở đâu tốt nhất ?
- Áp dụng quy luật vận hành của vũ trụ vào đầu tư chứng khoán
- Seri đầu tư chứng khoán nhân quả ngày 1
- 8 mẹo tăng tốc Wi-Fi có thể bạn chưa biết
Bạn sẽ là người bình luận đầu tiên